Site icon Building Reliable Substations: Construction Services for Substations

Kế hoạch cụ thể các bước trong thi công trạm biến áp trọn gói

xây lắp điện quang anh trạm biến áp

Kế hoạch cụ thể các bước trong thi công trạm biến áp trọn gói

1- Tổ chức xây dựng

1.1 Tổ chức công trường

– Chuẩn bị công trường để có mặt bằng xây dựng, điện nước khai thác tại chỗ, yêu cầu lao động theo khối lượng công tác. Cát, đá mua tại địa phương.

Xây bệ đỡ máy biến áp cho trạm biến áp đặt nền 1600KVA

1.2. Vận chuyển thiết bị và vật liệu:

a- Vận chuyển cơ giới: Dây, cáp điện, MBA , xà, sứ, các phụ kiện lắp đặt cáp v.v.. được vận chuyển đến kho kín tại nơi thi công.

b- Vận chuyển thủ công: Vật liệu, cột điện được vận chuyển bằng các phương tiện thô sơ, bằng tay đến chân công trình, bình quân 100m

Đào hố,chôn trụ đỡ

  1. 3 An toàn lao động:

Để hoàn thành công trình đúng thời hạn, đạt chất lượng cao, công tác an toàn lao động cần được chú trọng đến các vấn đề sau:

– Công trình thi công hầu hết đang mang điện, nên khi dựng cột, kéo dây cần phải làm thủ tục cắt điện theo đúng quy trình, đảm bảo thời gian mất điện ít nhất.

– Địa điểm thi công công trình tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, vì vậy khi thi công phải làm biện pháp an toàn cho từng điểm khi dựng cột, kéo dây.

Dựng trụ BTLT

– Những công nhân khi thi công trên công trường cần phải được nhắc nhở các biện pháp an toàn lao động và phải được trang bị phòng hộ đầy đủ.

– Đơn vị thi công phải tuân thủ các biện pháp an toàn lao động, an toàn giao thông, vệ sinh công trường theo đúng quy định nhà nước và ngành điện.

– Đơn vị thi công phải lập kế hoạch, tiến độ thi công cụ thể theo từng ngày, tuần và đăng ký trước với Công ty Điện lực địa phương

– Đơn vị thi công phải chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, vật tư, thiết bị và công nhân trước khi thi công nhằm tránh tình trạng thiếu hụt trong quá trình thi công làm mất thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ công trình.

– Bố trí các nhóm công nhân thi công dứt điểm từng hạng mục của công trình để tránh tình trạng bỏ sót hoặc phải làm đi làm lại nhiều lần.

– Thi công đảm bảo đúng thiết kế, trường hợp trở ngại không thi công được đề nghị đơn vị thi công làm việc ngay với đơn vị thiết kế và các đơn vị liên quan.

– Một số yêu cầu khác cần chú ý như:

+ Đối với phần thi công không cần cắt điện:

Đào đất, xây móng cho bệ đỡ MBA

– Khi đóng, cắt điện cần có sự phối hợp thống nhất với điện lực địa phương để đóng cắt điện an toàn.

1.4 An toàn phòng chống cháy nổ

– Trên công trường bố trí một số phương tiện phòng hoả đơn giản như bình cứu hoả, xẻng, cát. Tại các khu vực nguy hiểm cần phải có biển cảnh báo. Trong quá trình thi công cần phải phối hợp với Điện lực địa phương để giải quyết vướng mắc.

2- Công tác đào đất

2.1 Chuẩn bị mặt bằng, xác định tim, tuyến công trình:

2.2 Công tác đào đắp đất:

-Nhà thầu phải tuân thủ theo bản vẽ thiết kế, chỉ dẫn của thiết kế và tiêu chuẩn TCVN4447 -1987.

Đào đất đi ngầm ống HDPE

3- Công tác đóng cọc tre

– Trước khi đóng cọc phải tiến hành nghiệm thu nền móng (cao độ).

– Cọc tre phải được tiến hành nghiệm thu trước khi đóng cọc. Cọc tre phải tươi già, thẳng không bị sâu, không bị dập nát, có đủ chiều dài và đường kính theo qui định của thiết kế.

– Đóng cọc tre phải có chụp đầu cọc, cọc đóng bị vỡ đầu, bị gẫy phải loại bỏ, cọc đóng phải thẳng đứng, đúng mật độ cọc.

4-Công tác bê tông

4.1 Vật liệu:

– Vật liệu xây dựng được vận chuyển đến vị trí móng , cát, đá phải đúng kích cỡ chủng loại. Cát phải được sàng lọc loại bỏ tạp chất, đá dăm phải rửa sạch trước khi trộn bê tông.

– Nước trộn bê tông phải được lấy từ nguồn nước sạch, không lẫn tạp chất đảm bảo tiêu chuẩn để trộn bê tông.

4.2 Công tác cốp pha:

– Việc gia công dựng lắp cốp pha đảm bảo đúng kích thước, cấu kiện chắc chắn trong khi đổ bê tông, tuân thủ theo tiêu chuẩn: TCVN 4453 – 95.

– Công tác cốp pha phải được nghiệm thu trước khi chuyển bước thi công

4.3 Trình tự đúc móng trạm

– Đổ bê tông lót móng # 50, ghép cốp pha đổ bê tông móng #150, đổ bê tông móng, bảo dưỡng bê tông móng, tháo dỡ cốp pha và vệ sinh.

Đổ bê tông móng

4.4 Thi công tiếp địa và lấp móng

– Chuẩn bị cọc tới từng vị trí đóng cọc tiếp địa đảm bảo đủ độ sâu theo thiết kế, rải dây tiếp địa, hàn các đầu cọc.

– Lập đất móng: sử dụng đất đào hố móng để lấp móng, nếu không đủ phải lấy chỗ khác để lấp

– Đất được lấp từng lớp 20cm, tưới nước đầm kỹ, đảm bảo độ chặt 80 ¸90% độ chặt ban đầu.

– Đất lấp rãnh tiếp địa không được lẫn đá, sỏi và tạp chất.

– Dùng Teromet kiểm tra trị số điện trở nối đất, điện trở tiếp địa đất phải đạt tiêu chuẩn sau:

– Đối với tiếp địa MBA, phải đảm bảo Rnđ ≤ 4W trong mọi điều kiện thời tiết quanh năm.

– Nếu trị số điện trở tiếp đất không đạt trị số cho phép, phải trình cán bộ tư vấn giám sát cho phương án đóng bổ sung thêm cọc cho đến khi đạt trị số cần thiết.

Đổ bê tông, lấp đất móng

5- Thi công lắp đặt xà sứ, kéo rải cáp ngầm:

5.1 Thi công lắp đặt xà, sứ:

– Chọn xà sứ đúng chủng loại, số lượng cho vị trí cần lắp.

– Lắp bằng phương pháp thủ công, xà bắt đúng hướng, xiết chặt bulông, lắp sứ đỡ

– Lắp tiếp địa xà.

Lắp đặt MBA trên trụ BTLT

5.2 Công tác lắp đặt đường cáp ngầm:

xây lắp điện quang anh trạm biến áp

– Đào hào cáp theo đúng thiết kế bản vẽ thi công. Lấp cát đáy hào, cát đầm chặt (đủ cốt thiết kế), rải cáp ngầm, lấp cát trên cáp đầm nhẹ, rải gạch chỉ bảo vệ cáp, lấp đất đầm chặt, đặt băng báo hiệu tuyến cáp cao thế. Đặt cọc báo hiệu cáp, mốc báo hiệu cáp theo đúng hồ sơ thiết kế, lấp đất hoàn trả theo đúng như cốt hiện trạng.

Đào hào, đi ống ngầm HDPE

6-Công tác thi công Trạm biến áp.

6.1 Thi công phần móng cột, và lắp dựng cột dàn trạm

– Xác định tim mốc, móng trạm

– Đào đất, đúc móng cột tại chỗ theo quy trình như móng cột đường dây

– Khoảng cách tim 2 cột theo đúng thiết kế

– Sau khi bêtông móng cột đạt cường độ để lắp dựng, tiết hành dựng cột dàn trạm sau 3 ngày tiến hành lắp đặt thiết bị trạm biến áp.

Dựng trụ BTLT

6.2 Trình tự lắp dựng

Lắp đặt máy biến áp và thiết bị bằng phương pháp lắp dựng thủ công + tời tó. Trong quá trình lắp dựng cần phải có một số lưu ý sau:

+Thực hiện công tác đánh dấu bằng mực vị trí lắp đặt máy biến áp theo bản vẽ shop được duyệt.
Kiểm tra vị trí bệ móng, đánh dấu vị trí các bu lông định vị máy biến áp.

+ Trong khi cẩu phải có hộp bảo vệ sứ mặt máy, không để va chạm vào mặt máy khi lắp.

+ Khi lắp đặt các phụ kiện tuyệt đối không được để các dụng cụ rơi vào mặt máy.

+ Khi lắp đặt các thanh xà phải đảm bảo đúng khoảng cách thiết kế

+Tiến hành đưa máy biến áp vào vị trí lắp đặt và xiết cố định máy biến áp.

Cẩu máy biến áp vào vị trí

+ Lắp dây tiếp địa an toàn, tiếp địa CSV và trung tính máy biến áp xuống hệ thống tiếp địa

+ Kiểm tra vị trí đồng hồ (đối với biến áp loại dầu) chỉ thị mức dầu, rơ le nhiệt, rơ le hơi, van giảm áp phải nhìn thấy được để theo dõi vận hành.

+ Tiến hành kết nối cáp vào máy biến áp.

+ Lắp đặt biển báo nguy hiểm tại mỗi máy biến áp hoặc phòng máy biến áp.

 

 

Exit mobile version