Ngày thi công 18/09/2022
Đào móng đổ bê tông lót móng trụ thép
Gia công lắp đặt cốt thép thân trụ thép 400Kva
Cốt thép giúp kèo cột vững chắc hơn vì vậy phải sử dụng đúng loại thép đã cam kết. Việc chế tạo khuôn thép phải được thực hiện đúng kỹ thuật theo hình dáng và kích thước thiết kế tiêu chuẩn.
Việc lắp dựng cốt thép vô cùng quan trọng. Cốt thép được lắp dựng đúng thiết kế. Kiểm tra các vị trí neo, mối nối và khoảng cách phù hợp. Có một mức giới hạn cho việc lắp cốt thép.
Thép cần được vệ sinh trước khi đổ để đảm bảo bề mặt sạch thì mới có tính liên kết.
1. Chủng loại thép.
- Thép là vật liệu quan trọng trong xây dựng. Chỉ tiêu cơ lý của thép phải phù hợp với quy định thiết kế, chủng loại phải đúng như trong hợp đồng đã đưa ra trước đó.
- Khi thép nhập về công trình, đội ngũ kỹ sư cùng với kỹ sư giám sát, chủ đầu tư kiểm tra chứng chỉ chất lượng của lô thép rồi lâp biên bản nghiệm thu vật tư.
- Dựa trên số lượng, chủng loại mà tiến hành cắt mẫu thép phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 197: 1985 để xác định chỉ tiêu cơ lý của thép. Hoàn thanh cắt xong mẫu thép, đơn vị tiến hành lập biên bản lấy mẫu, niêm phong và chuyển giao cho phòng thí nghiệm.
- Đơn vị thí nghiệm thép phải là đơn vị độc lập, khác biệt với đơn vị thi công công trình, nhận được sự chấp thuận của kỹ sư giám sát. Trong quá trình thí nghiệm phải có sự theo dõi của các bên, đảm bảo kết quả công bằng nhất.
- Căn cứ vào kết quả thí nghiệm để đưa ra kết quả lô thép có đúng theo quy định hay không. Nếu đúng, có thể sử dụng cho công trình và quyết toán hợp đồng.
2. Vệ sinh, đánh gỉ thép.
- Trước khi đưa vào thi công, xây dựng thép phải trải qua khâu vệ sinh, đánh ghỉ thép rồi mới lắp đặt vào cấu kiện. Chú ý, với thép ghỉ, nếu làm giảm tiết diện thép > 2% thì loại thép này xem như “hỏng” và không được sử dụng. Nếu không, sẽ không đảm bảo chất lượng và an toàn cho công trình.
- Vệ sinh thép bằng bàn chải sắt hoặc bằng máy. Xử lý gỉ thép bằng hóa chất. Với thép chỉ dính bùn đất, chỉ cần xịt hoặc lau chùi bằng vải ướt là được.
3. Gia công cốt thép.
- Yêu cầu phải đúng với chi tiết thép của cấu kiện và quy định chung của hồ sơ thiết kế đã thống nhất trước đó.
- Đọc kỹ bản vẽ chi tiết thép của cấu kiện trên mặt bằng, mặt cắt, bản vẽ kiến trúc… Từ đó triển khai bản thiết kế chi tiết gia công thép và giám sát phê duyệt. Chi tiết thép phải tuân thủ vị trí nối thép. Trong quá trình gia công thép, cần có sự giám sát của đôi bên.
4. Lắp dựng cốt thép.
- Kỹ thuật lắp dựng cốt thép yêu cầu đúng vị trí, chính xác từng ly từng tí. Đối với móng, dầm, sàn, cầu thang cần đi theo hệ thống định vị cóp pha dầm sàn đã gia công trước.
- Đối với cột và vách cần lắp dựng cốt thép từ lưới trục đã triển khai đến sàn triển khai bật tiết diện chân cột, chân vách, chỉnh sửa thép và đảm bảo lớp bảo vệ rồi mới tiến hành dựng cốt thép.
- Lớp bảo vệ của hệ thống cốt thép phù hợp với quy định của thiết kế cho từng cấu kiện. Khung thép chính cần định dạng ổn định, đúng cấu kiện, để đảm bảo an toàn.
- Thép đai thi công cần thẳng đứng, đúng khoảng cách bằng thanh cử đo và đánh dấu bằng phấn lên thép để công nhân buộc đai. Bước này đòi hỏi công nhân phải tỉ mỉ, chính xác, thép đai phải sắp đặt điểm móc chéo xen kẽ vào nhau mới đúng quy định.
5. Nối thép.
- Nối đúng vị trí (vùng chịu nén), đúng chiều dài và phù hợp với quy định thiết kế. Với dầm sàn nếu không có chỉ định riêng thì chỉ cần chú ý không nối ở trong vùng nguy hiểm, một mặt cắt không được nối quá 50% số lượng thép.
- Chiều dài nối theo quy định của thiết kế. Nếu như không có quy định riêng thì có thể ứng dụng đoạn nối 30d trong vùng nén, 40d trong vùng kéo (hạn chế sử dụng).
- Tại vị trí nối thép, thép mà có đường kính trên hoặc bằng 18 thì cần uốn thép ở vị trí nối sao cho hai thanh thép này phải có đồng tâm.
6. Kê thép tạo lớp bê tông bảo vệ.
- Đủ cường độ, đảm bảo chiều dày của lớp bảo vệ thép. Kê thép cần đúc trước để đảm bảo thi công không bị bể. Ở vị trí kê dầm phải có 2 cục kê để phần khung thép không bị văn và ổn định.
- Chân chó kê thép lớp trên của sàn nếu như không có chỉ định riêng thì “chân chó” nên làm bằng thép và có đường kính 10 – 12. Tùy vào từng trường hợp mà xác định loại thép phù hợp nhất cho công trình.
7. Quá trình đổ bê tông.
Trong quá trình đổ bê tông lưu ý bố trí đội cốt thép trực để chỉnh các khu vực vị cong vênh, dù móc sửa lại thép mủ sàn đảm bảo hệ thống cốt thép chuẩn nhất. Hệ thống cốt thép chính xác thì mới đảm bảo công trình xây dựng chất lượng và an toàn nhất.
Gia công cốt pha để đổ bê tông thân trụ thép
Để có được móng trụ thép hoàn hảo từ đầu đến cuối thì mọi chi tiết phải được thiết kế tỉ mỉ và cẩn trọng nhất.
Yêu cầu:
– Vững chắc; đạt chiều dày cần thiết; không bị biến dạng do trọng lượng của bê tông, cốt thép và tải trọng trong quá trình thi công.
– Ván khuôn phải kín để không bị chảy nước xi măng trong quá trình đổ bê tông và đầm lèn bê tông.
– Ván khuôn phải đúng hình dáng và kích thước tránh lấy cán bị cong vênh sẽ làm ảnh hưởng đến công trình.
– Cây chống phải đảm bảo về chất lượng và quy cách, mật độ cây chống phải được tính toán cụ thể; gỗ chống phải được chống xuống chân đế bằng gỗ và được cố định chắc chắn tránh xê dịch trong quá trình thi công.
– Ván khuôn có thể là loại gỗ hay tole có kích thước tiêu chuẩn cho từng loại cấu kiện bê tông cần đúc.
– Mặt khác, riêng ván khuôn sàn có thể lót bạt trên ván nhằm tránh tối đa việc mất nước xi măng.
– Khi thi công ván khuôn cần chú ý đến khả năng chịu lực của gỗ ván và đà giáo.
* Thi công ván khuôn móng:
– Việc gia công, lắp dựng ván khuôn phải phù hợp với đặc thù từng loại móng trụ thép đỡ máy biến áp . Các thanh chống chống lên thành đất phải được kê trên những tấm gỗ có chiều dày ít nhất 3cm nhằm giảm lực xô ngang khi đổ bêtông.
– Đối với móng cọc (cọc ép hoặc cọc khoan nhồi) có thể dùng gạch cháy làm ván khuôn để xây đài móng và giằng móng.
– Tim móng và cổ cột phải luôn được định vị và xác định cao độ.
Hình ảnh 1: Biện pháp thi công cốp pha móng hữu ích
Và đi đôi với móng nhà là dầm móng, đối với dầm móng được đổ bê tông khối liền kề với nhau. Ván dầm móng được lắp đặt như sau:
– Trước khi lắp dựng ván khuôn tiến hành dùng máy thủy bình dẫn cốt chuẩn của công trình vào các cột đã đổ bê tông để lấy cốt cao độ của đáy đà.
– Đầu tiên tiến hành trải ván đáy đà trước sau đó tiến hành tấm ván thành và dùng nẹp gỗ giữ chân để định ví trí kích thước hình học giữ ổn định cho ván khuôn đà.
– Đóng các con bọ giữ đáy đà và rải hệ thống dầm đỡ ván khuôn sàn (bằng sắt hộp ) dùng sắt hộp làm chống đứng liên kết các dầm đỡ sàn với dàn sắt hộp 50×100 đã trải sẵn trên giàn giáo sắt.
– Sau khi lắp dựng ván khuôn đà dùng máy kinh vĩ máy thủy bình thước đo kẻ vuông để kiểm tra bằng phẳng tim cốt kích thước của các cấu kiện.
Để có thể có được hệ thống móng trụ thép vững chắc và vuông vắn thẳng tắp là nhờ vào công tác thực hiện biện pháp thi công cốp pha móng này.
Ván khuôn cột: Đầu tiên để có thể dựng được cốp pha ta phải tiến hành đổ mầm cột để tạo dưỡng dựng ván khuôn theo ý của mình. Bên cạnh đó phải đặt sẵn các thép chờ trên sàn để tạo chỗ neo cho cốp pha cột, cách bố trí này vừa giúp biện pháp thi công cốp pha móng được thực hiện nhanh hơn.
Khi gia công thì gia công từng mặt, tùy theo diện tích của từng loại cột mà ghép các mảng lại với nhau. Khâu cuối cùng là dùng gông cố định lại tránh việc bị xê dịch méo mó, khoảng cách giữa các gông hợp lý.
Cách lắp ghép:
– Vạch mặt cột lên chân sàn hoặc nền nơi cần thực hiện biện pháp thi công cốp pha móng.
– Ghim khung cố định chân cột lại bằng các đệm gỗ đặt sẵn trong lòng khối móng để làm cữ sao cho chắc chắn nhất.
– Dựng lần lượt các mảng phía trong rồi đến các mảng phía ngoài rồi đóng đinh liên kết 4 mảng với nhau, lắp gông nệm chặt, các bước phải được thực hiện đúng quy trình để tránh sai sót, rủi ro.
– Kiểm tra lại lần cuối trước khi đổ bê tông, có thể dùng thước đo trong công trình hoặc quả dọi kiểm tra độ thẳng đứng của cột.
Hình ảnh 3: Biện pháp thi công cốp pha móng đẹp
Để móng trụ thép đỡ máy biến áp kiên cố và không sợ bất cứ tác động nào từ nhiên nhiên, thì bộ móng phải thật chắc khỏe. Nhiều đơn vị thi công do tiết kiệm tri phí và cho rằng móng là bộ phận không thể nhìn thấy được nên còn rút lõi công trình. Nhưng hệ thống móng lại vô cùng quan trọng và không đơn giản như mọi người vẫn thường nghĩ.
Bộ móng trạm biến áp kiên cố thì trạm biến áp trụ thép đơn thân sau khi được xây dựng lên càng vững chắc, Góp phần làm cho hệ móng thêm tự tin vững chắc là dầm móng, cách lắp dựng ván khuôn dầm trong biện pháp thi công cốp pha móng được thực hiện như sau:
– Xác định tim dầm
– Rải ván lót để đặt chân cột
– Đặt cây chống chữ T, đặt 2 cây chống sát cột rồi sau đó cố định 2 cột chống lại để có thể chắc chắn hơn đặt thêm một số cột dọc theo tim dầm.
– Rải ván dáy dầm trên xà đơc cột chống chữ T cố định 2 đầu bằng các giằng
– Đặt các tấm ván khuôn thành dầm, đóng đinh liên kết với đáy dầm, cố định mép trên bằng các gông, cây chống xiên, bu bông
– Kiểm tra tim dầm, chỉnh cao độ đáy dầm cho đúng như thiết kế mà kỹ sư đưa ra.
Đặt ống HDPE chờ cáp ngầm trong thân trụ thép
Độ rộng của vị trí đặt ống HDPE được quyết định bởi số lượng ống dự kiến đặt nhằm đảm bảo khoảng cách an toàn giữa các ống.
Cao độ của vị trí đặt ống phải đảm bảo ống ở vị trí trên cùng cách mặt nền lớn hơn độ sau h, ống dưới cùng không được đặt trên nền đá cứng hoặc đá cuội. Nên để ống trên lớp cát nền đã được làm phẳng và đầm chặt.
Khi đặt ống gân xoắn chịu lực HDPE chờ cáp ngầm thì nên làm cẩn thận đế tránh đất, sỏi, đá và nước chui vào bên trong ống. Ống nhựa HDPE nên được đặt bằng cách đo cắt kích thước sẵn rồi đặt theo vị trí thép đã cắt trươc .
Nếu chỉ đặt ống, nhưng không bị kín đầu ống thì quá trình thi công đổ bê tông sẽ làm bịt kín lỗ ống HDPE gây khó khăn về sau cho việc kéo cáp thi công ngầm hóa hệ thống điện trung hạ thế.
Video xây Lắp Điện Quang Anh kéo rãi ống HDPE, luồn kéo cáp ngầm trung hạ thế
Cố định ống vá lấp móng trụ thép
Khi có hơn 2 ống HDPE đặt song song nhau, khoảng cách giữa các ống nhựa gân xoắn HDPE phải thỏa mãn tiêu chuẩn như hình trên đã khuyến cáo. Có thể dùng dưỡng bằng thép hoặc gổ để cố định và dưỡng này sẽ được tháo ra khi lấp rãnh.
Đổ bê tông móng trụ thép
Bước 1:
Chuẩn bị trước khi đổ bê tông móng trạm biến áp trụ thép đơn thân
– Chuẩn bị máy móc, thiết bị đảm bảo cho quá trình đổ bê tông
– Dọn dẹp, dội nước làm sạch cốp pha, cốt thép trước khi đổ bê tông
– Một cách đổ bê tông cột không bị rỗ rất quan trọng đó là trộn bê tông có cấp phối đúng theo tiêu chuẩn, đúng tỷ lệ các yếu tố như cát, nước, sỏi… rồi trộn đều tay. Nếu sử dụng bê tông tươi đã cấp trộn sẵn thì phải lựa chọn loại bê tông chất lượng cao.
– Trước khi đổ bê tông nên đổ 1 lớp vữa xi măng dày khoảng 10 – 13cm để tránh bị rỗ bê tông.
Bước 2:
Đưa bê tông vào khối đổ qua cửa đổ thông qua máng đổ.
Bước 3:
Bê tông phải đổ liên tục không nên ngừng tùy tiện. Tiến hành cách đổ bê tông cột không bị rỗ với chiều cao dưới 5m sử dụng cho trụ thép đơn thân đỡ máy biến áp thì nên đổ liên lục còn trên 5m thì sử dụng cách khoét lỗ ở giữa ván khuôn để luồn bê tông từ ngoài vào theo từng giai đoạn nhưng phải đảm bảo vị trí và cấu tạo mạch ngừng thi công hợp lý.
Bước 4:
Đầm được đưa vào trong để đầm theo phương thửng đứng, dùng đầm dùi để đầm, chiều sâu mỗi lớp bê tông đầm dùi khoảng 30-50cm, thời gian đầm khoảng 20-40s/lần. Chú ý trong quá trình đầm tránh làm sai lệch cốt thép. Đầm bê tông nên đầm chặt, kỹ và đúng kỹ thuật vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bê tông.
Đổ bê tông cột theo trình tự từ xa đến gần từ trong ra ngoài, bắt đầu chỗ thấp trước, đổ theo từng lớp, đổ xong lớp nào đầm luôn lớp đấy.
Bước 5:
Chú ý bảo dưỡng bê tông sau khi tháo dỡ cốp pha
– Thời gian tối thiểu để tháo dỡ cốp pha là trong khoảng từ 36 – 48 giờ.
– Khi tháo dưỡng xong phải bảo dưỡng liên tục trong 2 – 4 ngày để đảm bảo khả năng làm việc của bê tông.
Đào hố móng tủ RMU
Ngày khởi công: 16/09/2022 – Ngày hoàn thành: 27/09 /2022